TẤT CẢ LÀ FAKE NEWS TRONG XÃ HỘI DÂN CHỦ TỰ DO _ PHỎNG VẤN ÔNG ALEXANDRE DOUGUINE

TẤT CẢ LÀ FAKE NEWS TRONG XÃ HỘI DÂN CHỦ TỰ DO _ PHỎNG VẤN ÔNG ALEXANDRE DOUGUINE

Alexandre Dougine nói rằng «Tôi không giữ một vị trí chính thức nào trong Nhà nước Nga. Tôi không có đường dây điện thoại  trực tiếp với Vladimir Poutine, cũng chưa gặp ông ta. Nhưng tôi có cách truyền đạt ý kiến của mình.
Ông Dougine nói : «Nếu bạn so sánh những lý luận qua những bài viết của tôi, bạn có thể đi đến kết luận rằng Vladimir Poutine đã nghe theo hầu như tất cả những đề xuất về vấn đề chính trị của tôi. Poutine đã hàn gắn chặt mối quan hệ với hai nước : Iran và Thổ Nhĩ Kỳ và ông ta đã hoàn tất việc sáp nhập bán đảo Crưm vào nước Nga, những điều này tôi đã khuyến nghị nhiều năm trước.  Ông ta đưa ra những chuẩn mực và tầm quan trọng của truyền thống cho xã hội Nga. Cũng như việc thiết lập Liên bang Á-Âu mà nó sẽ là nền móng cho việc thành lập một đế chế Á-Âu.  Mười năm trước đây, khi tôi dự một buổi hội thảo ở Washington, người ta đã có lời giới thiệu : «Muốn biết rõ ông Douguine thì  chỉ cần đọc những gì ta viết và so sánh với những hành động của ông Poutine ».
Ở nước Nga, Alexandre Douguine rất nổi tiếng ở giới quân sự mà cuốn sách Học thuyết chính trị thứ tư của ông ta coi như là bắt buộc phải đọc cho những người sẽ trở thành sỹ quan quân đội. Học thuyết này kế thừa ba học thuyết chính trị trước nó : Tự do, Cộng sản và Phát-xít mà theo ông ta đã không còn giá trị.  Đề cương thứ tư này là một tập hợp những khái luận của ba học thuyết trước nó, mặc dù Douguine có vẻ như dị ứng nhất với chủ nghĩa Tự do. Học thuyết thứ tư này sẽ là nền móng cho hệ tư tưởng chủ đạo của vùng Á-Âu, một liên minh chính trị giữa nước Nga và châu Âu để ngăn chặn chính sách đế quốc của Mỹ, cũng giống như trong cuốn sách «1984 » nhà văn, nhà báo người Anh Georges Orwell (1905-1950) đã viết xong trước một năm khi ông mất.
Dưới đây là bài phỏng vấn :

ÔNG ĐÃ CHO RẰNG NGÀY NHẬM CHỨC CỦA TỔNG THỐNG TRUMP LÀ « MỘT TRONG NHỮNG NGÀY TỐT LÀNH NHẤT  CỦA ÔNG TRONG CUỘC ĐỜI » VẬY ĐẾN BÂY GIỜ ÔNG VẪN CÒN GIỮ QUAN ĐIỂM NHƯ VẬY ?
Alexandre Douguine : Tôi tưởng rằng tôi nghe nhầm ! Đối với tôi, việc ông Trump thắng cử chứng tỏ dân tộc Mỹ vẫn còn tồn tại. Tôi rất sung sướng vì sự kiện này ngày cả khi hiện giờ ông ta bị trói tay bởi thế lực ngầm của Nhà nước Mỹ. Nhưng việc ông ta thắng cử là một cú tát vào chính sách can thiệp của nước Mỹ đã có từ lâu. Nhờ vào ông ta mà nước Mỹ giờ đây không còn là trung tâm của chính sách toàn cầu hóa. Ngay cả  trong khả năng ông Trump chỉ làm được 1% những gì ông ta hứa đã là một tín hiệu rất tích cực với hoạch định Á-Âu
CHÚNG TA ĐANG CHỨNG KIẾN KẾT THÚC CỦA CHỦ NGHĨA TỰ DO ?
Vẫn chưa kết thúc nhưng những mặt trái của chủ nghĩa Tự do càng ngày càng nổi cộn và rõ nét. Có thể gọi đó là một dạng Phát-xit tự do mà trong xã hội đó một người nếu không có một cái I-Phon thì có thể bị coi như chưa vào hàng ngũ đồng loại của họ. Cái đích cuối được cho là sự hiện đại trong khi đó đó những người theo trường phái truyền thống cho rằng đó đơn giản chỉ là một sự lựa chọn. May mắn thay, càng ngày càng nhiều người hiểu rằng chủ nghĩa Tự do là hoàn toàn là một sai lầm.
VẬY THEO ÔNG THÌ CHỦ NGHĨA TỰ DO SAI LẦM Ở ĐIỂM NÀO ?
Nó đã không cho con người một dạng đồng nhất tập thể. Tôn giáo hay những giá trị truyền thống, sự tôn ti cũng như ý thức dân tộc : phải bỏ tất cả những điều đi. Và tất cả đều có thể chọn lựa như việc người ta chọn lựa tôn giáo, quốc tịch và bây giờ ngay cả chọn giới tính cho bản thân.
GIẢ SỬ ÔNG TRONG MỘT QUÁN CÀ-PHÊ Ở MOSCOU VÀ ÔNG NÓI LÀ ÔNG CĂM GHÉT POUTINE, LIÊU CÓ KHẢ NĂNG CÓ AI ĐÓ TÁT ÔNG KHÔNG ?
Ở Mỹ, nếu bạn ở trong quán cà-phê và nói với người khác là bạn bầu cho Trump, bạn có thể bị tát tai nhưng ở Nga thì người ta hoàn toàn có thể chống Poutine mà không rơi vào trường hợp đấy. Lúc duy nhất mà chúng tôi bảo vệ Poutine là những lúc chúng  tôi gặp những kẻ khả ố ở ngoài nước. Đó là một dạng đoàn kết tập thể kiểu Nga.
ĐIỀU GÌ LÀ QUAN TRỌNG NHẤT KHI ÔNG PHÊ PHÁN  POUTINE
Tôi trách ông ta đã lập ra một thể chế mà ông ý là người duy nhất có thể quyết định. Mặc dù thế tốt hơn là sự hỗn loạn nhưng không ổn định và bền vững.

Poutine cho rằng ông ta là người bất tử những không có ai là bất tử hết.
ÔNG HÀI LÒNG VỚI CHÍNH SÁCH NGOẠI GIAO CỦA POUTINE ?
Tôi nghĩ rằng chính sách ngoại giao khá cân bằng. Sai lầm lớn nhất của Poutine theo tôi là đã không giải phóng vùng Donbass, phía đông của Ukraina. Ông ta đáng ra phải làm mạnh hơn trong vấn đề Ukraina. Và hơn nữa, người ta biết việc trừng phạt kinh tế đã được sắp xếp từ trước. Ngày nay, chúng ta trả giá đắt cho một việc làm không có kết quả bao nhiêu.
ÔNG ĐÃ CÓ TRONG ĐẦU TÊN MỘT NGƯỜI CÓ KHẢ NĂNG KẾ NHIÊM POUTINE ?
Trong thể chế của Poutine không có chỗ cho người kế nhiệm. Ông ta lo ngại chỉ định ra một người kế thừa mà cũng có khả năng như mình và bị mất ảnh hưởng. Không có khả năng tìm ra một người đảm nhiệm vị trí tốt hơn ông ta nhưng chúng tôi đã có những người kém. Những năm 2008 đến 2012, Dmitri Medvedev đã hầu như phá hỏng hệ thống, nhưng ông ta vẫn là Thủ tướng. Đấy là một mối nguy mà Poutine thao túng, có nghĩa là nếu các anh không ủng hộ tôi, tôi sẽ một quái thai theo chủ nghĩa Tự do vào vị trí quyền lực. Poutine đang có hai dự định trong đầu : cùng lúc là người ủng hộ thuyết Á-Âu và Tự do.
ÔNG KHÔNG LO NGẠI RẰNG RẤT NHIỀU NGƯỜI NGA CÓ THỂ BỊ CÁM DỖ BỞI NỀN TỰ DO PHƯƠNG TÂY À ?
Những người Nga có lập trường và kiên định hơn anh nghĩ. Trong những năm chín mươi, họ đã bị cám dỗ bởi chủ nghĩa Tự do nhưng và nhanh chóng thất vọng với thực tế  đó. Và tôi nghĩ rằng truyền hình nga hiện nay thật là ghê tởm.
SỰ PHÊ PHÁN NÀY CỦA ÔNG CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐÀI RUSSIA TODAY VÀ SPUTNIK KHÔNG ?
Không, rất là khác biêt bởi vì RT và Sputnik, họ làm việc rất tốt. Họ xúc tiến trong công việc về thông tin đa chiều cạnh tranh với sự tuyên truyền của những kẻ theo thuyết tự do. RT và Sputnik nới rộng quan điểm của công chúng. Chúng tôi tự vệ chống lại tấn công của xã hội hiện đại. Phương Tây phải chấp nhận rằng họ không được bắt buộc người khắc và xã hội tự do chỉ là một sự lựa chọn và không phải bắt buộc.

PHẠM PHÚ CƯỜNG, Cộng hòa Pháp, dịch theo bài phỏng vấn (ngày 15/12/2017) Alexandre Douguine trên tạp chí LeVif -Bỉ
Lại Nguyên Ân lam hồng nguyễn Nguyễn Công Khế Nguyễn Nguyên Long Kiều Mỵ Nghia To Thi Lan Hương Trần Quoc Chien Hoang Hoang Hung Trần Ban Trần Thu Hòa DinhVien Tran Dinh Quoc Hoi Hong Nguyen Nguyễn Văn Hoàn Bach Lien Chapelle Albert Goulain Trịnh Vĩnh Phúc Trần Xuân Minh Luu Nguyet Ngân Hà Trần Minh Thi Pham Vũ Thư Hiên Han Ni Dang Thi Nhã Hoàng Trung Tinh Le ThienGiao Pham JB Nguyễn Hữu Vinh Mai Thanh Sơn Mạnh Trí Dương Lê Hữu Đào Kim Yen Le Lê Khắc Ái Cuong Vespa Nguyen Van Loc Mạc Van Trang Vo Tran Nhat Vu Trong Dai Vũ Hạ Vũ Quốc Văn Phạm Ngọc Tiến Le HongAnh Nguyễn Văn Dong Hoang Phạm Phú Cường Phạm Phú Phát Hao Tran Minh Tự Phutin Pham Thanh Tong Nguyen